Cách làm giảm sắc tố melanin từ sâu bên trong da như thế nào?

Cách làm giảm sắc tố melanin

Có phải nhắc đến sắc tố melanin các bạn luôn cho rằng đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng sạm, nám da? Tuy nhiên nhận định này sai hoàn toàn, vì sắc tố melanin rất có lợi cho làn da và sức khỏe của con người. Vậy nguyên nhân gây nám tàn nhang do đâu? Nám da là gì? Cách làm giảm sắc tố melanin như thế nào? Hãy cùng kem trị nám Hàn Quốc AZ Solution tìm hiểu thông tin chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Sắc tố melanin là gì? Giảm sắc tố melanin là gì?

Melanin được sản xuất một cách tự nhiên bởi các tế bào da với tên gọi là melanocytes (tế bào biểu bì tạo hắc tố) nằm rải rác ở lớp đáy của tầng thượng bì. Sắc tố melanin chịu sự thúc đẩy của nội tiết tố và thần kinh, sắc tố melanin càng ít da sẽ càng sáng và ngược lại. Có thể nói sắc tố melanin bảo vệ da một cách hoàn hảo nhất, nhưng dù thiếu hay thừa sắc tố melanin đều không tốt cho cơ thể, vì vậy việc giữ lượng sắc tố melanin cân bằng là việc vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, vì một số lý do bất khả kháng mà hàm lượng melanin sẽ được sản sinh không kiểm soát được. Khi hàm lượng melanin tăng lên quá mức sẽ khiến da sạm đen, hình thành những đốm nám, tàn nhang,… Do đó, để giải quyết tình trạng nám da cần phải làm giảm sắc tố melanin, vậy cách làm giảm sắc tố melanin gồm những cách nào?

Vai trò của melanin

Melanin là sắc tố có vai trò cực kỳ quan trọng đối với làn da, sức khỏe con người, nó được xem là tấm màng chắn an toàn, ngăn chặn các bức xạ độc hại gây phá hủy DNA tế bào.

  • Quyết định trực tiếp đến màu da, màu tóc, màu mắt của mỗi người.
  • Cân bằng nhiệt độ cơ thể
  • Kháng khuẩn da từ sâu bên trong.
  • Ngăn ngừa khả năng da hấp thu tia cực tím, ánh sáng xanh.
  • Giảm sự mài mòn da, điều tiết quá trình lão hóa. Đồng thời đóng vai trò như một màng chắn bảo vệ da trước các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Những vấn đề về da có liên quan đến việc tăng sắc tố melanin

Tình trạng tăng sắc tố da là khiến các vùng da bị sạm đen với nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Lúc này melanin đóng vai trò như một lớp kem chống nắng tự nhiên để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím, khiến melanin sản sinh nhiều sẽ gây nên tình trạng tăng sắc tố da. Vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ sản sinh càng nhiều melanin khiến vùng da đó ngày càng sậm màu hơn.
  • Da bị tổn thương: Khi da bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại sẽ có nguy cơ tăng sắc tố sau viêm như da thâm sạm sau mụn, điều trị bằng laser, da bỏng,…vết thương lành lại sẽ có màu sắc sậm hơn bình thường.
  • Nội tiết tố thay đổi: Có thể thấy, tình trạng nám, tàn nhang là biểu hiện dễ thấy nhất đối với chứng tăng sắc tố da, melanin sản sinh vượt mức khi nội tiết tố thay đổi. Còn trong trường hợp rối loạn estrogen hay do sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân gây tăng sắc tố da và đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, trong một số trường hợp melanin không phải là nguyên nhân gây ra chứng tăng sắc tố da, mà có thể là do các sắc tố khác thường không có trong da. Đối với một số người mắc bệnh hemochromatosis hoặc hemosiderosis có chứng tăng sắc tố da xảy ra bởi trong cơ thể có quá nhiều chất sắt. Hoặc một số loại thuốc, những sản phm bôi lên da tiêm hoặc uống đều có thể là nguyên nhân gây tăng sắc tố da.

Dấu hiệu nhận biết tăng sắc tố da

Tình trạng tăng sắc tố melanin là tình trạng da bị thâm sạm thành từng mảng hoặc những đốm nhỏ li ti có thể bao phủ toàn bộ những vùng da lớn hoặc ở những khu vực nhỏ. Tuy tình trạng này không gây đau đớn hay làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó lại tác động lớn về mặt thẩm mỹ, điển hình với những dấu hiệu tăng sắc tố da phổ biến nhất:

  • Đột ngột xuất hiện nám và tàn nhang trong thời kỳ mang thai.
  • Ở những vùng da bị viêm hoặc bị tổn thương sẽ xuất hiện tình trạng thâm sạm, đặc biệt là xuất hiện thâm nám sau mụn tình trạng này rất phổ biến.
  • Xuất hiện những đốm nhỏ như đồi mồi ở vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, chân, tay, vai, cổ,…

Phân biệt các loại giảm sắc tố da

Bệnh bạch tạng

Bệnh bạch tạng là chứng rối loạn di truyền hiếm gặp, bệnh xảy ra do một khiếm khuyết trong gen, ảnh hưởng đến sản xuất melanin, kết quả là làm giảm sắc tố melanin. Cơ thể của những người bị bệnh bạch tạng cơ không thể sản xuất melanin nên họ bị thiếu sắc tố da, đồng thời cả da và tóc đều có màu trắng và trong tròng đen của mắt cũng ít có sắc tố.

Bệnh bạch biến

Nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch biến còn chưa được tìm hiểu rõ, tuy nhiên các nhà nghiên cứu tin rằng có thể do bệnh tự miễn gây tổn thương đến các tế bào sản sinh melanin.

Bệnh bạch biến gây ra các mảng trắng, mịn trên da hoặc có thể xảy ra ở khắp cơ thể, cụ thể ở những vùng cánh tay hoặc vùng mặt. Tuy nhiên, bệnh bạch biến không chỉ ảnh hưởng đến da và bệnh còn phát triển các mảng trắng trong miệng và tóc.

Bệnh vảy phấn trắng (pityriasis alba)

Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em có làn da sẫm màu, bệnh gồm các mảng trắng hơi nhô cao trên mặt, đến nay vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh này nhưng có thể liên quan đến bệnh chàm.

Cách làm giảm sắc tố melanin

Sử dụng kem chống nắng

Có thể thấy, việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày vô cùng quan trọng, tác dụng của kem chống nắng là giúp bảo vệ da ngăn chặn tình trạng tăng hắc sắc tố, giảm nguy cơ thâm nám hoặc bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng kem chống nắng hàng ngày đúng cách để da được bảo vệ một cách hoàn hảo nhất.

Sử dụng các sản phẩm làm ức chế melanin

Để làm giảm sắc tố melanin và loại bỏ thâm nám bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da tại nhà và ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có chứa các thành phần vitamin C, Niacinamide, Glucosomine, Hydroquinone, Kojic acid, Arbutin, Thiamidol,… Những hoạt chất này có tác dụng kích thích tái tạo tế bào da, ức chế khả năng sản sinh melanin, giúp da đều màu, sáng mịn.

Cân bằng nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố có thể dẫn đến tăng sắc tố melanin, vì vậy để cân bằng nội tiết bận có thể sử dụng những sản phẩm thực phẩm chức năng như đậu nành, bưởi, tỏi, súp lơ, các loại hạt,…bên cạnh đó kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu tình trạng này luôn được duy trì tốt, không chỉ làm giảm sắc tố melanin mà làn da cũng trở nên khỏe mạnh, trắng hồng.

Peel da hóa học

Phương pháp này làm giảm sắc tố melanin tác động từ bên ngoài nhằm loại bỏ lớp thâm nám ở lớp biểu bì. Nếu sử dụng một số loại acid có nồng độ mạnh với liều dùng phù hợp các đốm nám sẽ được loại bỏ đồng thời kích thích tái tạo làn da mới. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn như chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu để tránh nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Phương pháp laser trị nám

Giảm sắc tố melanin bằng liệu pháp Laser là sử dụng các chùm ánh sáng tác động đến vùng da cần điều trị để loại bỏ lớp da ngoài, kích thích tái tạo làn da mới. Laser có nhiều liệu pháp khác nhau như laser xâm lấn, laser không xâm lấn,… Tuy nhiên, mỗi tình trạng da phù hợp với mỗi phương pháp điều trị khác nhau, vì vậy bạn cần phải có sự tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này.

Liệu pháp ánh sáng có cường độ lớn (IPL)

Phương pháp này sử dụng tia laser không triệt tiêu nhằm kích thích tăng sinh collagen ở lớp hạ bì và phá hủy hắc sắc tố bên dưới da. Để đảm bảo hiệu quả, phương pháp này cần được thực hiện nhiều lần nên chi phí sẽ rất lớn.

Tại AZ Solution, mỗi thành phần hoạt chất đều phải trải qua quá trình nghiên cứu sao cho phù hợp với mọi loại da kể cả làn da nhạy cảm trước khi sản xuất thành phầm. Bởi chăm sóc sắc đẹp của bạn một cách khoa học và an toàn chính là giá trị thương hiệu của chúng tôi.

Địa chỉ: số 68, đường 24B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0985.850.122

Website: https://www.kemtrinamhanquoc.com/

Facebook: https://www.facebook.com/kemtrinamhanquoc.azsolution

Contact