Treatment trong mỹ phẩm là gì? Treatment cho người mới bắt đầu

Treatment là một thuật ngữ khá quen thuộc với những ai đam mê skincare, nhưng với người mới bắt đầu, treatment trong mỹ phẩm là gì vẫn còn là một khái niệm mới mẻ. Cùng AZ Solution tìm hiểu về treatment, cách lựa chọn thành phần cũng như các bước treatment cho người mới bắt đầu qua bài viết sau nhé!

Treatment trong mỹ phẩm là gì?

Treatment là thuật ngữ dùng để chỉ những sản phẩm đặc trị có chứa “thành phần hoạt tính” (Active ingredients) giúp giải quyết những vấn đề về da như mụn, thâm mụn, lỗ chân lông to, da không đều màu, sạm nám, lão hóa, phục hồi da sau tổn thương…

Về cơ bản, một sản phẩm đặc trị thường sẽ có những thành phần hoạt tính là các loại vitamin và các acid với công dụng chính giúp sửa chữa, phục hồi và tái tạo da. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, cần cân nhắc đến những “tai nạn không mong muốn” khi treatment không đúng cách.

Cần chuẩn bị gì trước khi treatment?

Tìm hiểu về hoạt chất và nồng độ – Treatment trong mỹ phẩm là gì?

Đa phần khi lựa chọn treatment, người ta chỉ quan tâm đến những lợi ích sau treatment mà bỏ qua một vài “tai nạn” có thể gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm đặc trị. Điều này không những không cải thiện được vấn đề hiện tại mà còn khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn.

Vì thế, để hạn chế tối đa “tai nạn” khi treatment, việc quan trọng bạn cần làm đó chính là tìm hiểu thật kĩ về tác dụng và nồng độ của những thành phần hoạt tính liên quan đến vấn đề da đang gặp phải.

Dưới đây là 5 nhóm thành phần cơ bản và nồng độ tương ứng bạn cần tìm hiểu trước khi bắt đầu treatment:

  • Nhóm thành phần loại bỏ tế bào chết: BHA (acid salicylic) < 2%, AHA < 15%, Glycolic acid, Lactic acid, Mandelic acid, PHA, LHA.
  • Nhóm thành phần kháng khuẩn, kháng viêm: Tea tree oil, Benzoyl Peroxide, Acid Azelaic, Adapen…
  • Nhóm thành phần giúp trẻ hóa da: Retinol, Retinyl Palmitate, Retinal, Vitamin E…
  • Nhóm thành phần giúp cải thiện sắc tố: Alpha Arbutin, Kojic Acid, Vitamin C, LAA, Tranexamic acid
  • Nhóm thành phần giúp phục hồi, cấp ẩm: Niacinamide, Panthenol (Vitamin B5), Hyaluronic acid…

Lưu ý: Corticoid và kháng sinh là 2 thành phần được các chuyên gia da liễu khuyến cáo không nên tự ý sử dụng tại nhà. Nếu cảm thấy tình trạng da bạn đang gặp phải cần sử dụng corticoid hoặc kháng sinh, hãy đến gặp bác sĩ để được kê toa và hướng dẫn cụ thể nhé!

Cần nắm rõ tình trạng hiện tại của da – Treatment trong mỹ phẩm là gì?

Lắng nghe và nhìn nhận rõ những vấn đề mà làn da đang gặp phải là bước đầu tiên trong công cuộc treatment. Khi vấn đề về da được làm rõ, việc lựa chọn sản phẩm có chứa những thành phần đặc trị phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa điều trị, mang lại kết quả như mong muốn.

Khi tìm hiểu và xác định cụ thể vấn đề về da đang gặp phải, về cơ bản, bạn cần lưu ý 2 vấn đề phổ biến dưới đây:

  • Tăng sắc tố da: đây là tình trạng tăng sinh quá mức hắc tố melanin nhằm bảo vệ da trước những tác động từ môi trường đặc biệt là tia UV. Nếu gặp phải tình trạng này bạn nên chọn những thành phần thuộc nhóm giúp cải thiện sắc tố, làm mờ thâm sạm và dưỡng sáng da, có thể kết hợp tẩy da chết để hiệu quả tốt hơn.
  • Mụn: đối với mụn nhẹ đến vừa ngoài việc loại bỏ tế bào chết nhẹ nhàng thì việc kết hợp những thành phần trị mụn cơ bản như Benzoyl Peroxidde cũng là một gợi ý hợp lý. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp tình trạng mụn có nhiều ổ viêm lan tỏa trên diện rộng thì hãy đến khám tại các chuyên khoa da liễu không nên tự ý điều trị tại nhà.

Bạn thuộc loại da nào? Treatment trong mỹ phẩm là gì?

Xác định loại da cũng là một trong những tiêu chí giúp việc lựa chọn nhóm thành phần treatment trở nên dễ dàng hơn. Bởi đối với mỗi loại da khác nhau, sự hoạt động của các thành phần hoạt tính sẽ khác nhau, dẫn đến kết quả điều trị cũng sẽ khác nhau.

Nếu bạn vẫn còn đang phân vân không xác định được mình thuộc loại da nào thì có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây:

  • Da thường: không bị khô, bóng dầu. Da mềm mại, lỗ chân lông nhỏ và ít bị mụn.
  • Da khô: khi chạm tay vào cảm giác hơi sần sùi, lỗ chân lông rất nhỏ, dễ xuất hiện nếp nhăn…
  • Da nhạy cảm: rất dễ kích ứng, nổi mẩn đỏ, dễ nổi mụn, dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với mỹ phẩm mới hoặc môi trường xung quanh.
  • Da hỗn hợp: đổ dầu nhiều ở vùng chữ T, hai bên má thường không quá khô hay bóng dầu (hỗn hợp thiên dầu), hai bên má thường khô (hỗn hợp thiên khô).
  • Da dầu: da bóng, nhờn, lỗ chân lông to, dễ nổi mụn trứng cá và mụn đầu đen.
Treatment trong mỹ phẩm là gì
Treatment trong mỹ phẩm là gì

Cách sử dụng treatment cho người mới bắt đầu

Bước 1: Tẩy trang

  • Tẩy trang giúp loại bỏ đi sạch lớp trang điểm cũng như bụi bẩn bám trên da và làm thông thoáng lỗ chân lông giúp da giảm đi mụn đầu đen.
  • Thấm một lượng nước tẩy trang vừa đủ lên bông sau đó lau nhẹ lớp trang điểm cũng như bụi bẩn khỏi da mặt.
  • Thời gian thông thường loại bỏ cặn mỹ phẩm cũng như bụi bẩn để da mặt được sạch sẽ mất khoảng 5 phút. Sau đó, bạn để cho da thở trong khoảng 3 phút rồi rửa lại bằng sữa rửa mặt.

Bước 2: Dùng sữa rửa mặt

  • Rửa mặt là một bước nền tảng vô cùng quan trọng trong quy trình skincare. Ở bước này, dầu và bụi bẩn trên da bị tích tụ sau một ngày dài sẽ được rửa sạch trả lại làn da thông thoáng, sạch sẽ.
  • Sau đó bạn dùng khăn mềm và sạch thấm khô da. Đợi tầm 2 phút rồi thực hiện các bước skincare tiếp theo.

Bước 3: Tẩy tế bào chết

  • Duy trì tẩy tế bào chết khoảng 1 – 2 lần/tuần dành cho những người mới bắt đầu và có thể 3 lần/tuần cho người đã dùng lâu.
  • Tẩy tế bào chết đều đặn giúp cải thiện vẻ ngoài và kết cấu bên trong của làn da. Nhờ đó, các dưỡng chất treatment sẽ được thẩm thấu sâu hơn vào da mang lại cho bạn làn da tươi tắn, săn chắc.

Bước 4: Dùng toner

  • Những tạp chất còn sót lại ở bước rửa mặt nhờ toner loại bỏ đi để dễ dàng hấp thu các dưỡng chất ở các bước skincare tiếp theo. Toner còn hỗ trợ cân bằng độ pH và dưỡng ẩm rất tốt cho da.
  • Khoảng thời gian hợp lý để thoa toner và massage da là khoảng 15 phút, đây là thời gian thích hợp để làn da được trở về trạng thái ổn định.

Bước 5: Sử dụng sản phẩm treatment

  • Các loại sản phẩm treatment được sử dụng theo nguyên tắc: độ pH thấp sử dụng trước, các loại hoạt động ở độ pH cao sử dụng sau.

Bước 6: Dùng kem dưỡng ẩm

  • Kem dưỡng ẩm hỗ trợ giữ nước cho da dù bạn sở hữu làn da khô hay da dầu. Lưu ý chọn những kem dưỡng ẩm không gây bít tắc lỗ chân lông. Kết cấu kem có thể chọn kem đặc hoặc dạng gel của bạn tùy theo mục đích sử dụng.
  • Tuy nhiên, các bước skincare treatment trên sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không thoa kem chống nắng mỗi ngày. Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài sẽ khiến da bạn bị sạm đen, đẩy nhanh quá trình lão hoá da, xuất hiện đồi mồi, vết nhăn hay nặng hơn là ung thư da.

Lưu ý nên sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF 30 trở lên.

Treatment trong mỹ phẩm giúp cải thiện và phục hồi da, tin rằng bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ, liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Contact